Breitling chiếc đồng hồ có cánh dành cho phi công. Đó là câu nói chúng ta thường nghĩ tới khi nhắc đến thương hiệu đồng hồ Breitling. Đã từ lâu, thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ nổi tiếng này đã luôn là ước mơ sở hữu của những người đam mê đồng hồ. Tuy nhiên để tạo nên danh tiếng như ngày nay, Breitling đã có một lịch sử không ít thăng trầm. Chứ không hoàn toàn được đón nhận như các hãng đồng hồ thụy sỹ danh tiếng khác.
Lịch sử đồng hồ Breitling
Léon Breitling, là chủ của hãng đồng hồ Breitling. Ông sinh năm 1860, trong gia đình có cả bố lẫn mẹ đều là người Đức. Từ nhỏ ông đã có đam mề rất lớn về đồng hồ, sau khoảng thời gian học việc. Ông di cư sáng Thụy Sỹ để tiếp tục đam mê chế tạo đồng hồ. Tại đây ông nhanh chóng bị thu hút bởi ý tưởng chế tạo đồng hồ bấm giờ cao cấp. Do vậy, năm 1884 ông quyết định thành lập một xưởng chế tạo đồng hồ tư nhân mang tên G.léon breitling tại thị trấn saint imier. Đây là xưởng chuyên sản xuất các thiết bị bấm giờ (không phải là đồng hồ). Đầu tiên trên thế giới, năm đó ông 24 tuổi và năm đó cũng là năm hãng đồng hồ Breitling được ra đời.
Breitling Léon
Tới năm 1892, công ty được di dời tới La Chaux De Fonds, tại đây một cơ sở sản xuất mới đã được xây dựng với quy mô lớn hơn hơn nữa với cái tên ” léon G. Breitling montbrillant SA watch factory”, số nhân viên lúc này là 60, đây cũng là một trong những công ty đầu tiên trên thế giới chuyên sản xuất đồng hồ chronograph bỏ túi.
Năm 1914, Léon Breitling mất ở tuổi 54, việc điều hành công ty được giao lại cho con ông là Gaston Breitling. Đây là thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và cũng là thời điểm phát triển mạnh mẽ lĩnh vực hàng không. Gaston Breitling liền có ý tưởng sản xuất những chiếc đồng hồ phù hợp cho những người phi công.
Breitling Gaston
Tới năm 1915, Breitling sản xuất thành công những chiếc đồng hồ pushpiece chronograph. Đây là chiếc đồng hồ chronograph đầu tiên có kim giây trung với ô chức năng bấm giờ 30 phút. Và cùng với các phụ kiện đeo kèm theo. Chiếc đồng hồ này có thể cho phép các phi công thực hiện các phép đo thời gian và tính toán khác trong những chuyến bay.
Năm 1934, Breitling tiếp tục cho ra mẫu đồng hồ pushpiece chronograph độc lập phiên bản thứ 2. Với sự thay đổi rất đáng kể vẻ ngoài hiện đại cùng tính năng bấm giờ vô cùng độc đáo được nâng cấp.
Xem thêm: Lịch sử thương hiệu đồng hồ Longines
Sự sụp đổ của Breitling
Vào cuối những năm thập niên 60 đầu thập niên 70. Sự trỗi dậy của các loại đồng hồ thạch anh cùng với các công ty sản xuất đồng hồ tại Nhật Bản. Đã nhanh chóng đưa hệ thống đồng hồ cơ khí vào dĩ vãng. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến các hãng sản xuất đồng hồ đến tử Thụy sĩ và Breitling cũng không tránh khỏi điều đó. Công ty đã rất chật vật để tồn tại cũng như cần tìm hướng đi mới cho mình. Người ta đã gọi khoảng thời gian này bằng cái tên: Khủng hoảng thạch anh.
Breitling Willy
Tới năm 1970, Breitling cho ra đời mẫu đồng hồ thạch anh đầu tiên. Tuy nhiên đây cũng chỉ là sự thất bại. Việc quá chậm trễ trong việc nắm bắt thị trường đã khiến Breitling phải trả giá đắt. Công ty rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các loại máy móc, nhà xưởng nhanh chóng phải bán đi. Việc sản xuất ngày càng nhỏ lẻ và tới tháng 5 năm 1979, Breitling đã chính thức ngừng việc sản xuất đồng hồ. Và cũng chỉ vài tuần sau đó, Willy Breitling lúc này đang là người điều hành công ty cũng chính thức qua đời. Đặt dấu chấm hết cho 3 đời điều hành công ty của dòng họ Breitling.
Breitling hồi sinh từ đồng tro tàn
Những chiếc đồng hồ Breitling đã gắn bó sinh mạng với biết bao phi công kể từ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Người ta cũng tưởng rằng từ năm 1979, hãng đồng hồ đã chính thức biến mất trên thị trường. Tuy nhiên, như một phép màu hãng đồng hồ sản xuất cho phi công nay được hồi sinh bởi chính phi công. Và cái tên làm nên điều thần kỳ đó là Ernest Frederic Schneideir.
Ernest Frederic Schneideir
Vào năm 1979, mọi nỗ lực trở nên tuyệt vọng. Willy Breitling đã quyết định xẻ nhỏ và lần lượt bán từng mảng công ty cho những nhà thầu trả giá cao nhất. Bí quyết hoàn thiện và chế tác đồng hồ được bán lại cho Sinn – một hãng đồng hồ lừng danh của Đức ngày nay, thiết kế và kĩ thuật hoàn thiện rất nhiều lấy từ Breitling, tiếp theo về máy móc cùng các bộ phận tháo rời đã được bán cho hãng đồng hồ Ollech & Wajs, và cuối cùng vào tháng 4-1979, bản quyền thương hiệu Breitling cùng với tên thương hiệu Navitimer đã được kí thoả thuận bán lại cho ông chủ của hãng đồng hồ Sicura – chính là Ernest Schneider, và lịch sử đã chứng minh đây là quyết định đúng đắn cuối cùng của người kế thừa dòng họ Breitling.
Sau khi sở hữu thương hiệu Breitling, Ernest Frederic Schneideir đã nhanh chóng điều hành và hồi sinh lại thương hiệu này. Ban đầu lúc mới được mua về, Breitling hoạt động bằng cách sửa chữa những chiếc đồng hồ Breitling được bán ra trước đó. Và tới ngày 30-11-1982 Ernest Frederic Schneideir liền di dời trụ sở sang Grenchen. Ông cũng chính thức đổi tên công ty thành Breitling Montres SA.
Sự phát triển vượt bậc của đồng hồ Breitling.
Sau khi cơn khủng hoảng thạch anh qua đi, sự thành công của liên minh đồng hồ SWATCH. Đã khiến những thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ bị ảnh hưởng nhanh chóng được vực dậy. Và Breitling cũng nằm trong số đó, hãng đã cho ra những chiếc đồng hồ chronomat đầu tiên sau khi bị phá sản vào năm 1984. Với thiết kế mới, tính năng vượt trội. Những chiếc đồng hồ này nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng bên phía người tiêu dùng.
Ngày 29-11-1993. Công ty cũ Ernst schneideir là montres sicura AG đã chính thức sáp nhập vào Breitling và đổi tên thành breitling AG, như vậy là cuối cùng Breitling trở thành cái tên duy nhất được điều hành chính thức.
Năm 1995, Breitling cho ra đời mẫu đồng hồ Breitling Emergency. Đây là chiếc đồng hồ đầu tiên và duy nhất trên thế giới tại thời điểm đó có khả năng cứu sống con người trong tình trạng khẩn cấp. Được biết chiếc đồng hồ có thể phát ra tín hiệu cấp cứu ở tần số 121.5mm. Đối với quân sự, chiếc đồng hồ này chẳng khác nào một máy phát tín hiệu thu nhỏ, hoạt động ở tần số quét 243mhz. Thực tế cho thấy nó đã phát huy hiệu quả, vào 1-2003, hai phi công người anh là Squadron Leader steve Brooks và trung uý Hugh Quentin Smith đã bị rơi trực thăng ở nam cực, và đã được cứu sau khi kích hoạt chiếc đồng hồ này.
Năm 2000, Breitling tiến hành cho xây lại trụ sở Grechen, sau khi mua lại công ty đồng hồ Kelek. Cũng trong năm 2000 Breitling quyết định tất cả các đồng hồ của hãng này sẽ được chứng nhận Chronometer COSC và cũng là hãng duy nhất trên thế giới làm được điều này cho đến ngày nay.
Năm 2002, Breitling chính thức kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt Navitimer với một phiên bản có chứng nhận COSC.
Năm 2004, Breitling hợp tác với hãng xe hơi Bentley cho ra mắt bộ sưu tập Breitling For Bentley.
Năm 2009, để kỷ niệm 125 năm ngày ra đời của hãng Breitling đã gây ngạc nhiên lớn khi cho ra mắt lại dòng đồng hồ in house. Và được đặt tên là calibre B01. Đây là một cỗ máy chuẩn Chronometer với lượng trữ cót tới 70 giờ, kèm theo, một loạt công nghệ mới, và dòng Chronomat được vinh hạnh lớn khi được lắp cỗ máy này đầu tiên và bán ra thị trường.
Vào năm 2015 Ernest Schneider, tràng phi công huyền thoại giúp vực dây Breitling từ đống tro tàn chính thức qua đời. Công ty được để lại cho con trai ông là Ernest Theodore Schneider.
Breitling hiện tại và tương lai
Là hãng đồng hồ vực dây từ cõi chết. giống như những phi công chiến đầu trên bầu trời. Breitling đã và luôn là biểu tượng của sự dung cảm, một ý chí không thể phá vỡ. Mong rằng bất cứ ai sở hữu những chiếc đồng hồ danh giá Breitling sẽ biết tới lịch sử thăng trầm của hãng đồng hồ danh tiếng này.