Đồng hồ đeo tay có lịch sử phát triển rất lâu đời, tuy nhiên năm 1926 Rolex mới cho ra chiếc đồng hồ chống nước đầu tiên trên thế giới. Và cho tới hiện nay đối với đồng hồ đeo tay, tính năng chống nước được coi là tính năng cơ bản nhất. Mặc dù vậy không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa thực sự của các thông chống nước số ghi trên đồng hồ. Qua bài viết này tôi xin trình bày chi tiết giúp các bạn hiểu rõ về độ chống nước của đồng hồ là như thế nào nhé.
Các thông số chống nước của đồng hồ
Hiện nay ta rất hay thường gặp các dòng chữ được mô tả về độ chống nước của đồng hồ như: m (mét) Bar hay ATM. Có thể hiểu sơ qua rằng 1 Bar thì bằng 10m và 10m thì bằng 1 ATM. Ví dụ một chiếc đồng hồ có thông số ghi chống nước 100m thì họ cũng có thể ghi khác là chống nước 10 Bar hoặc 10 ATM. Tuy nhiên trên thực tế không có nghĩa là bạn có thể sử dụng đồng hồ thoải mái và chả sợ vào nước ở độ sâu 100m đâu nhé. Đó là một sai lầm rất hay gặp của những người mới chơi đồng hồ. Dưới đây là bảng phân loại chống thấm nước của đồng hồ được miêu tả các hoạt động cụ thể:
Các thông số kỹ thuật được ghi trên đồng hồ chỉ đúng khi được kiểm tra ở điều kiện tiêu chuẩn. Trong phòng thì nghiệm với các mô phỏng môi trường. Điều nay so với thực tế sự dụng sẽ bị sai lệch khá nhiều. Dưới đây là bảng mô tả đồng hồ chống nước nào thích hợp với hoạt động gì.
Các cấp độ chống nước của đồng hồ
Đồng hồ sẽ được chế tạo với các mục đích chống nước khác nhau. Như một quy ước chúng người ta đã đặt ra 7 cấp độ chống nước cho đồng hồ.
Cấp độ 1: Không thể chống nước (Water Resistant)
Đây là thông số biểu hiện đồng hồ của bạn không thể chống nước. Nước có thể thâm nhập qua đồng hồ ngay cả khi bạn đi mưa hoặc rửa tay. Thường những chiếc đồng hồ thời trang, đồng hồ fake hoặc kém chất lượng mới không được trang bị tính năng chống nước này.
Cấp độ 2: Đồng hồ có khả năng chống nước 20m hay 2Bar, 2ATM
Đồng hồ có thông số chống nước này thì khá hơn là không thể chống nước. Có thể đi mưa, rửa tay thoải mái mà không lo bị ngấm nước. Tuy nhiên nếu sử dụng để đi bơi hoặc ngâm nước lâu thì nước sẽ xâm nhập vào đồng hồ nhanh chóng.
Cấp độ 3: Đồng hồ có khả năng chống nước 50m hay 5Bar, 5ATM
Đây là cấp độ bạn có thể mang đồng hồ đi bơi thoải mái. Tuy nhiên cũng tránh lặn ngụp ở các vùng nước quá sâu. Dần dần sẽ làm giãn gioăng cáo su trong đồng hồ, sẽ làm giảm độ bền của đồng hồ đi đấy.
Cấp độ 4: Đồng hồ có khả năng chống nước 100m hay 10Bar, 10ATM
Trên các mẫu đồng hồ cao cấp, thường được trang bị tối thiểu chức năng này. Đối với mức độ chống nước này, bạn có thể bơi lặn thoải mái ở mực nước không quá sâu.
Cấp độ 5: Đồng hồ có khả năng chống nước 200m hay 20Bar, 20ATM
Đây là thông số thường xuyên xuất hiện trên các mẫu đồng hồ diver (Loại đồng hồ chuyên dùng cho bơi lặn) Mẫu đầu hồ được trang bị tính năng này sẽ có thể hoạt động thoải mái ở độ sâu dưới 10m trong thời gian dài.
Cấp độ 6: Đồng hồ có khả năng chống nước 300m hay 30Bar, 30ATM
Đồng hồ ở cấp độ này cũng tương tự ở cấp độ 5. Tuy nhiên mức độ chống nước sẽ cao hơn.
Cấp độ 7: Đồng hồ chống nước có ISO 6425
Đây là mức độ chống nước cao nhất của đồng hồ. Với mức độ này người sử dụng có thể thoải mái trong nước. Đây cũng là thông số thường thấy ở các chiếc đồng hồ lặn chuyên nghiệp.
Như vậy, sẽ tùy vào từng cấp độ chống nước của các loại đồng hồ khác nhau mà bạn nên chú ý sử dụng phù hợp và bảo quản đúng cách. Tránh để tình trạng đồng hồ bị vào nước gây ẩm IC và hư hỏng các bộ phận bên trong.
Nếu như bạn đã không may để đồng hồ bì hấp hơi nước. Thì hãy nhanh chóng nhất áp dụng Cách chữa đồng hồ bị hấp hơi nước. Để xử lý và khắc phục kịp thời.
Làm sao để chọn đồng hồ chống nước tốt?
Có một nguyên tắc đó là đồng hồ chống nước tốt thì cần vỏ phải dày. Chiếc đồng hồ vỏ càng mỏng thì các các linh kiện và các gioăng cao su trong đó sẽ bắt buộc phải làm nhỏ gọn, mỏng đi. Do vậy sau khi nhìn vào thông số của đồng hồ thì bạn cũng nên lưu ý tới độ dày mỏng của lớp vỏ đồng hồ nhé.